Trượt cao đẳng, đại học trước đây là điều không thể chấp nhận được trong suy nghĩ của nhiều thí sinh và phụ huynh. Nhưng bây giờ vấn đề không còn quá nghiêm trọng.
Có thể các em không có đủ khả năng để thi đậu, vậy tại sao không tìm một môi trường thích hợp để các em khám phá bản thân và có cơ hội tuyệt vời trong tương lai? Trường nghề là một chìa khóa vàng cho các em.
Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra
Ở nước ngoài, từ lâu đã có rất nhiều bạn trẻ không chọn con đường đại học mà lại chọn con đường nghề để trở thành một người chuyên nghiệp có tay nghề cao. Và ở chính nơi chúng ta sống vẫn thường bắt gặp không ít hình ảnh những người thành công mà bệ phóng của họ là trường nghề chứ không phải một trường đại học danh tiếng nào đó. Họ vươn lên bằng ý chí, nghị lực, khao khát được thành công và khẳng định tài năng.
Tuổi trẻ bây giờ đôi khi đặt mối quan tâm đầu tiên là học đại học vì ai cũng muốn mình có một tấm bằng hạng ưu để cải thiện được cuộc sống, nhưng sự thật có rất nhiều sinh viên ra trường mà vẫn thất nghiệp. Bằng cấp quá ăn sâu trong tư tưởng của mỗi người, nhất là các bậc phụ huynh chỉ muốn con mình vào được một trường đại học để “nở mày nở mặt” và cũng để an tâm cho bệ đỡ tương lai của con mình. Vì thế khi con thi rớt thì họ lại trách cứ con mình, gây ra áp lực rất lớn đối với học sinh và dẫn đến những điều không đáng có.
Hiện nay đất nước đang ngày càng phát triển, yêu cầu nhân lực có tay nghề cao, nếu các bạn trẻ ai cũng chọn con đường đại học với kiến thức uyên bác thì không thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư về nguồn nhân lực, nếu các bạn có tay nghề cao thì hiển nhiên tấm vé đến các doanh nghiệp và cơ hội thành công rất cao.
Nếu các bạn có tay nghề cao tấm vé đến các doanh nghiệp và cơ hội thành công rất cao. |
Trường hợp của Duy Tân (Đăk Lăk) là một ví dụ điển hình. Chăm chỉ học tập cho kì thi ĐH nhưng may mắn lại không mỉm cười, Tân vượt qua nỗi buồn, quyết tâm xin đi học ở trung cấp nghề trung cấp nghề Việt Giao với ngành Quản trị bếp và Ẩm thực. Hiện giờ khi đã là ông chủ của một nhà hàng của riêng mình và đang mở rộng, anh nói: “Nếu ngày đó mình ôn thi lại và thi lại để vào đại học chắc gì mình đã được như hôm nay”.
Vùng đất lành cho nhiều thí sinh không may trong kỳ thi ĐH
Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường lao động đang rất phức tạp. Tuy tỷ lệ thất nghiệp nhiều ngành nghề ngày càng tăng thế nhưng các công ty vẫn ồ ạt tuyển nhân sự các ngành như Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Quản trị dịch vụ giải trí và thể thao, Quản trị bếp và Ẩm thực… Đây là cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ đang theo học những ngành này. Trung cấp nghề trong xu thế hội nhập hiện nay như là một vùng đất màu mỡ cho những ai thực sự yêu thích công việc mình sắp làm trong tương lai. Mặt khác đây là con đường ngắn nhất (2 năm) để các bạn bước ra, tự tin thể hiện năng lực của mình.
Các ngành khách sạn, hướng dẫn du lịch, dịch vụ giải trí, bếp và ẩm thực đang là những nghề đang rất hút trong thị trường nhân lực Việt Nam. |
Theo giảng viên Trần Văn Trắng – bộ môn hướng dẫn du lịch một trường nghề chia sẻ: Tại đây những bài học và kiến thức không hề khô khan, “bác học”, những kiến thức lý thuyết chúng tôi dạy thì ngay sau đó SV được thực hành tại lớp để các bạn được tự mình trải nghiệm những gì đã được học, dễ dàng ghi nhớ và trở thành thói quen học thực nghiệm.
Giảng viên Trần Văn Trắng chia sẻ: các bạn sinh viên khi học trường nghề được tự mình trải nghiệm những gì đã được học, dễ dàng ghi nhớ và trở thành thói quen học thực nghiệm. |
Quan trọng hơn, những giảng viên giảng dạy tại các trường nghề đều có tay nghề cao, là những nghệ nhân, những người đầu ngành trong nghề nghiệp họ nắm giữ. Vì thế, sinh viên có điều kiện được thể hiện mình và sẽ có những cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên không thể ngờ đến – thầy Trương Tuấn Kiệt, giảng viên trường nghề Việt Giao, cho hay.
Các bạn sinh viên TCN Việt Giao cùng học tập và vui chơi. |
Sứ mệnh của các trường trung cấp nghề là đào tạo những ứng viên có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của những nhà tuyển dụng vốn coi trọng “tay nghề” hơn là hư danh.