Du lịch một trong 8 nhóm ngành được tự do lao động giữa các quốc gia.
Từ những hiệp định được thỏa thuận, nhà nước đã hoàn thiện khung chương trình ngành Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn… đạt chuẩn ASEAN. Như ngành Quản trị khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ thanh toán, quan hệ chăm sóc khách hàng…, được xây dựng nhằm phải tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao đạt đẳng cấp khu vực và thế giới, đáp ứng cho sự cạnh tranh lao động khi AEC ra đời.
Với định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, một số cơ sở giảng dạy đã nhanh chóng có những điều chỉnh để phù hợp với đòi hỏi thực tế, ví dụ như trường Trung cấp nghề Việt Giao – một trong ít trường hoàn thành việc kiểm định chất lượng dạy nghề cấp Quốc gia. Theo thầy Đoàn Chí Dũng (trưởng ngành Quản trị khách sạn) chia sẻ: “Khi AEC chưa thành lập, nhà trường đã chú trọng việc đào tạo đề cao năng suất lao động, khả năng ngoại ngữ cho người học để phù hợp với tiêu chí thị trường trong nước, cho nên tỷ lệ 98% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay trên nhu cầu sinh viên tìm việc là chuyện bình thường. Nhưng khi cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời, nhà trường phải tiếp tục xây dựng thêm những giá trị đạo đức nghề nghiệp dựa trên các môn bổ trợ như: kĩ năng tạo mối quan hệ và hội nhập môi trường đa văn hóa, chương trình phòng chống tham nhũng, kỹ năng xử lý than phiền khách hàng hay như môn học giá trị sống là người tử tế… được đưa vào giảng dạy chính quy. Với sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời và những thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương trong khối ASEAN đã được ký kết có hiệu lực, bằng cấp Việt Giao sẽ được công nhận và sử dụng tại các nước Đông Nam Á”.
Sau 2015, SV ngành Bếp có cơ hội làm việc trong thị trường ASEAN
Thu nhập “khủng”, đề cao tính sáng tạo cá nhân, ít bị gò bó bởi những nguyên tắc văn phòng vốn là một trong những đặc thù hấp dẫn của nghề Bếp. Nhưng cho đến khi công nghệ giải trí truyền hình nhập cuộc tôn vinh đầu bếp bằng những gameshow thì lập tức đây được đánh giá như là nghề nghiệp hàng đầu đối với giới trẻ. Nhu cầu nhân lực ngành này đang có dấu hiệu tăng nhanh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, dù xu hướng tuyển dụng lao động lĩnh vực này tại nước ngoài luôn cao thì trước đây, việc xuất khẩu lao động đối với ngành Bếp vẫn còn hạn chế do một số rào cản pháp lý. Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là một bước tiến thuận lợi trong tuyển dụng lao động quốc tế, sinh viên học bếp tại Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng bằng cấp của mình để xin việc và làm việc tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Lao động Việt Nam làm đầu bếp tại nước ngoài với mức lương lên tới hàng chục triệu/tháng trở thành điều dễ dàng hơn bao giờ hết.
Từ lâu, Việt Giao đã chọn GV tiếng Anh dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế và nghiệp vụ sư phạm
Cơ hội để sinh viên tận dụng và di chuyển sang nước khác làm việc.
Theo các chuyên gia, việc thống nhất kinh tế các nước ASEAN sẽ khiến thị trường lao động ở đây trở nên sôi động hơn. Việc được tư do lao động sẽ dẫn đến tình trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập cao, từ nước có ít điều kiện phát triển sang nước có nhiều điều kiện phát triển.
Thầy Trương Tuấn Kiệt – Trưởng ban Đảm bảo chất lượng đào tạo trường Trung cấp nghề Việt Giao cho rằng “Du lịch là nhóm ngành được các nước Asean cho phép được quyền di chuyển tìm việc làm bắt đầu từ năm 2015, do đó, sinh viên trường Trung cấp nghề Việt Giao có tay nghề cao, được đào tạo bài bản sẽ tận dụng cơ hội này để di chuyển sang làm việc ở nước như Singapore, Thái Lan và Malaysia với thu nhập, năng suất lao động cao hơn. Đây chính là cơ hội vàng cho sinh viên Việt Giao”.