Những trang web nước ngoài hay - để vào nền tảng danh tiếng

Thầy Trần Thanh Liêm – Người lái “chuyến đò” tri thức hơn 40 năm của bao thế hệ HS-SV ngành Hướng dẫn du lịch 

K

Chương trình học được xây dựng dựa trên trải nghiệm thực tế, cùng với đó là phong cách giảng dạy gần gũi giúp thầy Trần Thanh Liêm trở thành “kỷ niệm” khó quên với nhiều bạn theo học ngành Hướng dẫn du lịch tại Việt Giao. 

“…Muốn trở thành hướng dẫn viên giỏi thì cần nhiều yếu tố trong đó người học phải có tâm, có đam mê, yêu nghề, yêu du khách, nhã nhặn trong ứng xử, linh hoạt, nhạy bén trong công việc…” –  là câu nói mà giảng viên Trần Thanh Liêm luôn căn dặn với học trò trong suốt thời gian đi dạy của mình. 

Là người thầy của biết bao nhiêu thế hệ học sinh – sinh viên trong và ngoài nước, giảng viên Trần Thanh Liêm được mọi người yêu quý và ví von cho cái tên “bách khoa toàn thư” của ngành Hướng dẫn du lịch. Với hơn 40 năm kinh nghiệm “thực chiến” trong ngành, những bài giảng mà thầy truyền đạt cho học trò của mình cũng trở nên sâu sắc và bám sát với thực tế hơn.

Tại Việt Giao, thầy Thanh Liêm được các bạn học sinh xem như một người cha khi cùng đồng hành và chia sẻ trong suốt quá trình học tập. “Tràn đầy năng lượng” và “thân thiện” là từ ngữ mà ai ai cũng nghĩ đến khi nhắc đến “người lái đò” hơn 40 năm này. Thầy luôn mang lại năng lượng tích cực, vui vẻ khi luôn nở nụ cười thật tươi trên môi. Tiết học của thầy tạo cho các bạn học sinh sự thoải mái, có cơ hội chia sẻ suy nghĩ của bản thân được hiểu rõ hơn về ngành nghề của chính mình. 

Khi được hỏi về ngành Hướng dẫn du lịch tại trường Trung cấp Việt Giao, thầy nói: “Học trung cấp hiện nay không còn là đường vòng mà là con đường đi tắt đón đầu. Các em cần xác định rõ học để làm nghề chứ không phải học để đi du lịch thì từ đó sẽ có định hướng học tập đúng đắn. Sau nhiều năm giảng dạy trong ngành du lịch, tôi cho rằng nhiều em đã thành công chính là nhờ sự học hỏi, năng động trong công việc biết lắng nghe, sẻ chia với du khách…”

Không những thế, thầy Trần Thanh Liêm luôn luôn có mặt và bên cạnh học sinh trong những chuyến đi kiến tập và thực tập. Thầy trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm thực tế như cách thuyết minh, kỹ năng tổ chức và xử lý tình huống khách hàng,… giúp các bạn mở ra nhiều kiến thức thực tế, không bị gò bó xung quanh khuôn khổ sách vở. 

Cùng lắng nghe một số chia sẻ của thầy về ngành Hướng dẫn du lịch hiện nay nhé!

Thưa thầy, hiện nay có xu hướng nhiều học sinh đổ xô đi học trung cấp, đặc biệt là ngành Hướng dẫn du lịch. Vậy trung cấp có phải là cách học theo kiểu đường vòng?

Học trung cấp hiện nay không còn là đường vòng mà là con đường tắt đón đầu. Tôi cho rằng, với những em vừa tốt nghiệp lớp 9 cần xác định cho mình hướng đi học nghề phù hợp bản thân các em hơn. Dẫu biết rằng, học đại học là để hoàn chỉnh mình hơn, nhưng với những em sớm có định hướng nghề nghiệp thì nên chọn cho mình con đường khác ví dụ như vừa học nghề vừa học văn hóa vì đại học đào tạo nhà nghiên cứu, hoạch định, hoạt động nghề thì học trung cấp sẽ tốt hơn. Tốt nghiệp trung cấp các em vẫn có thể học liên thông lên đại học với tổng thời gian rút ngắn hơn nhiều so với con đường truyền thống.

Bc772fb9a9c46f9a36d5 (1)

Để học thành công, theo thầy sinh viên cần lưu ý điều gì?

Đi học là phải học thật, chú ý học, không có chuyện xin điểm, nâng điểm được vì điều đó nguy hiểm vô cùng và hệ lụy của nó rất dai dẳng. Các em cần xác định rõ học để làm nghề chứ không phải học để đi du lịch thì từ đó sẽ có định hướng học tập đúng đắn.

Bên cạnh đó các trường nên cho các em học lý thuyết phù hợp với chương trình đào tạo. Chúng ta không quên giáo dục nhân cách để các em hoàn chính nhân cách hoàn chỉnh nghề nghiệp để các em nên người. Thầy cô tham gia giảng dạy phải nuôi được tình yêu nghề của các em.

Những môn học nào sẽ giúp người học trở thành hướng dẫn viên giỏi, thưa thầy?

Đối với chương trình học nghề, tôi nghĩ là bạn nào cũng thích học vừa có lý thuyết vừa thực hành để sau này vững nghề hơn. Với hệ thống kiến thức trong môn tuyến điểm (học về những địa điểm  du lịch, tuyến đường du lịch chủ yếu – PV) sẽ khiến người học trở nên hứng thú hơn, toàn bộ hệ thống kiến thức môn tuyến điểm, sẽ được giảng viên giảng dạy rất chi tiết.

Môn này chiếm tỷ lệ học lý thuyết và thực tế cao nhất để ra hành nghề, đi kèm là môn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, học tốt những môn này, học viên sẽ tự tin hành nghề.

Theo thầy, nhân sự trong ngành cần thay đổi thế nào để việc phát triển ngành tốt hơn?

Việc làm sao để có đội ngũ nhân sự tốt thì không những ngành Du lịch, mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần. Việc đào tạo đội ngũ nhân sự cho  ngành tôi cho rằng cần lâu dài chứ không phải mang tính nhất thời.

Hơn nữa, nếu người thầy giảng dạy để làm giàu cho mình, nhưng không chú ý đến sự phát triến cho ngành nghề trong đơn vị nhà nước cũng như tư nhân, cần xem xét lại mình. Ngành du lịch là hoạt động mang tính bền vững, do đó để thu hút được khách đòi hỏi nhân sự phải vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ và có tâm với nghề, điều đó thể hiện qua phong cách làm việc của hướng dẫn viên,  tình cảm của họ đối với du khách. Lãnh đạo ngành cần chú ý đến  sự phát triển nhân sự một cách thường xuyên, có tính liên tục.

 N4a8942

Có thể thấy, lái chuyến đò tri thức hơn 40 năm, thầy Thanh Liêm đâu đó đã trở thành “người giữ lửa” cho biết bao thế hệ Hướng dẫn du lịch nói chung và học sinh tại Việt Giao nói riêng. Thật may mắn khi học sinh Việt Giao có cơ hội được lắng nghe, lĩnh hội kiến thức bổ ích cho chuyên ngành mình đang theo đuổi, giữ lấy sự đam mê với ngành. 

Việt Giao – Trường Uyên