NHÂN VIÊN CÓ BẰNG TRUNG CẤP NGHỀ MỚI YÊN TÂM?
Trên 100 là con số mà anh T.Toàn – Giám đốc một chuỗi nhà hàng món nướng cung cấp về số lượng nhân viên chưa có bằng tốt nghiệp THPT hiện đang làm tại doanh nghiệp của mình. “Những nhân viên này tới từ nhiều tỉnh thành khác nhau, vì nhiều lý do mà không học hết lớp 12, đa số đã nghỉ học một thời gian dài. Nhiều người đã làm việc cùng tôi từ lâu, kinh nghiệm rất khá. Tôi động viên các em đi học Trung cấp nghề chuyên ngành Bếp, vừa có tay nghề vừa học được cách quản lý bài bản, đây cũng là điều kiện để tôi thăng chức quản lý cho các em. Sắp tới tôi dự định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, nhân viên có bằng Trung cấp tôi mới yên tâm”.
Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam đánh mạnh ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là một số nước Đông Nam Á cũng đang tích cực tìm kiếm các sinh viên có tay nghề giỏi cho mình. Đây là cuộc cạnh tranh của các ông chủ lớn khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập vào cuối 2015. Sự kiện kinh tế lớn toàn khu vực này sẽ tạo ra sự dịch chuyển lao động mạnh mẽ giữa nước phát triển và nước đang phát triển, giữa nơi có thu nhập thấp và nơi có thu nhập cao.
“Làn sóng” sinh viên CĐ-ĐH đi học thêm 1 trường nghề để tìm cơ hội việc làm ổn định là một xu hướng mới hiện nay
HỆ THỐNG VĂN BẰNG TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ – GIÁ TRỊ KIỂM ĐỊNH TAY NGHỀ UY TÍN
Dựa trên khung chương trình chuẩn của Bộ, một số cơ sở đào tạo uy tín đã đi trước đón đầu, bắt tay với doanh nghiệp để hoàn chỉnh chương trình học với thời lượng thực hành vượt trội. Chính vì sự kết hợp ba bên này, sinh viên ra trường, cầm được bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề trên tay có nghĩa là đã cơ bản đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và quan trọng hơn là các doanh nghiệp tuyển dụng.
“Vì đặc thù của hệ đào tạo, sinh viên trường nghề đã tự tay thực hiện các công việc ngay trong khi học. Tất nhiên, thực tế vô cùng đa dạng, phong phú tại mỗi doanh nghiệp nên chương trình học và nghề thực tiễn không thể giống nhau 100%, nhưng nhờ có sự cọ xát từ trước nên các em ra trường vẫn bắt nhịp rất nhanh, không bị choáng ngợp như nhiều sinh viên khác. Ngoài ra, chúng tôi rất đề cao tinh thần cầu tiến của sinh viên xuất thân từ Trung cấp nghề. Các em biết tự đánh giá năng lực, khả năng của mình, không bị tư tưởng hão huyền bằng cấp chi phối nên không đưa ra những đòi hỏi “trên trời” mà rất nghiêm túc học hỏi và chăm chỉ làm việc” – Nhận định của một chuyên gia tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệpđã lý giải phần nào nguyên nhân lao động xuất thân từ trường nghề lại trở nên “hot” như thế.
ĐÀO TẠO “TRÚNG” NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Hằng năm, một số trường đều khảo sát để nắm bắt nhu cầu của thị trường. Tiên phong như trường Trung cấp nghề Việt Giao (Q.10), khi học viên đăng ký đều có bảng thông tin tư vấn ngành, nghề phù hợp để khi ra trường, học viên có ngay việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Hiện nay, Việt Nam đang đào tạo khoảng 1.500 nghề, nhưng những nghề đang hấp dẫn, thu hút học viên bởi có nhiều cơ hội việc làm, đem lại thu nhập tốt hiện nay như: Nấu ăn, Du lịch, Khách sạn – nhà hàng, Quản trị Giải trí…
Thay đổi cục diện từ “người tìm việc” thành “việc tìm người”, sinh viên Trung cấp nghề đang từng bước khẳng định lại vai trò của những người thợ giỏi trong xã hội. Việc số học sinh đang học THPT, sinh viên đang học CĐ – ĐH mạnh dạn rẽ hướng đi học nghề ngày một tăng nhanh đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng trong định hướng nghề nghiệp của giới trẻ