Đến năm 2015, Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch sẽ chính thức có hiệu lực trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Điều đó đặt ra vấn đề nhân lực ngành du lịch Việt Nam có thể “thua ngay trên sân nhà” vì thiếu kỹ năng chuyên môn.
Thực trang nhân lực ngành du lịch Việt Nam
Theo ông Kai Marcus Schroter – Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Quản lý HTM, Phó Chủ tịch Ủy ban Du lịch, Khách sạn và Nhà hàng phòng Thương mại châu Âu Việt Nam (Eurocharm), Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch.Tuy nhiên muốn phát triển bền vững cần phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Nguồn nhân lực du lịch-khách sạn cung không đủ cầu
Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực du lịch-khách sạn ở Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Các vị trí quản lý cao cấp thường “khát” nguồn cung do đội ngũ sinh viên ra trường chưa đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Ông Schroter cho rằng trong tương lai, các vị trí điều hành, quản lý cao cấp mà nhân lực Việt Nam không cạnh tranh nổi thì rất có thể người Phillippine, Malaysia hoặc Thái Lan sẽ thay thế.
Đào tạo còn nặng tính lý thuyết, hạn chế thực hành và thiếu cọ xát với môi trường làm việc doanh nghiệp là nhược điểm của giáo dục tại các trường Cao đẳng- Đại học Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành Du lịch-Khách sạn cũng gây hạn chế cho sinh viên sau khi ra trường.
Mang xu hướng vào trường học
Chuẩn ngoại ngữ, chú trọng thực hành, phát triển kĩ năng mềm, đào tạo theo hướng chuẩn ASEAN là những gì Trường TC Việt Giao đã thực hiện nhằm đón đầu xu hướng nguồn nhân lực mới cho ngành du lịch hội nhập.Không những thế, để sinh viên có dịp cọ xát với thực tế môi trường làm việc chuyên nghiệp,TC Việt Giao còn liên kết với doanh nghiệp. Giới thiệu việc làm cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em có thể vừa học vừa làm, ứng dụng ngay lý thuyết vào thực tế, phát triển tay nghề. Đăng kí tham gia các hội thi tay nghề để sinh viên được trải nghiệm và học hỏi là một trong những tiêu chí “học thực tiễn” quan trọng mà nhiều năm qua trường luôn chú trọng.
Sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch học thực tế tại các điểm tham quan ở TP. Hồ Chí Minh
Theo chia sẻ từ Phòng Đào tạo TC Việt Giao, Trường có thế mạnh 15 năm đào tạo những ngành “hot” như: Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị Bếp-ẩm thực, Quản trị khách sạn,… Đây cũng là những ngành thuộc nhóm ngành được tự do dịch chuyển lao động khi AEC thành lập. Nắm bắt xu hướng, bên cạnh việc chú trọng kỹ năng, trường còn đào tạo chuyên sâu kiến thức ngoại ngữ ngành để sinh viên tự tin vượt qua rào cản ngôn ngữ. TC Việt Giao cũng tiên phong đăng kí kiểm định chất lượng dạy nghề và trở thành trường duy nhất của TP. Hồ Chí Minh đạt kiểm định Nghề vào năm 2014.
Nhà trường liên kết với doanh nghiệp giúp sinh viên cọ xát với môi trường làm việc chuyên nghiệp
Từ chối học Đại học, chọn trường nghề để theo đuổi đam mê, anh Nguyễn Tấn Chính (sinh 1984, TP.HCM) đăng kí học ngành Quản trị Khách sạn tại Trường TC Việt Giao. Sau hơn 7 năm ra trường, giờ đây anh trở thành Tổng quản lý của một nhà hàng và bar tại Q.3 với mức lương 20 triệu/ tháng. Cũng là cựu sinh viên Trường TC Việt Giao, chị Võ Thu Giang ( sinh 1983, TP.HCM) lại rẽ hướng học trung cấp sau khi thi rớt Đại học và thành công với nghề Hướng dẫn viên du lịch.
Sức hút trường nghề đã và đang trở thành xu hướng bởi đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Mang thị trường vào trường học,đào tạo nguồn nhân lực giỏi nghề, chuẩn ngoại ngữ và kĩ năng là những tiêu chí cần thiết để đón đầu xu thế hội nhập ASEAN.