Những trang web nước ngoài hay - để vào nền tảng danh tiếng

Học nghề đâu chỉ làm thợ!

Học đại học để làm gì?

Có thể nói, đại học ở nước ngoài dành cho những người muốn đi theo con đường nghiên cứu. Theo đó, những học sinh cảm thấy mình không có khả năng theo đuổi con đường học tập mang tính hàn lâm này, không có điều kiện thời gian, kinh tế thì sẽ chọn những hướng đi khác – chẳng hạn như học nghề, đi làm. Vì thế, ở nước ngoài, không phải bất kỳ học sinh nào cũng chọn học tiếp ĐH mà tự biết mình là ai, biết mình cần gì.

Ở Việt Nam thời gian trước, phải nói rằng, trở thành sinh viên đại học là niềm mơ ước của rất nhiều học sinh. Thi đậu ĐH là niềm tự hào của chính bản thân người học, của gia đình. Đa phần những học sinh đậu ĐH là những học sinh khá, giỏi, CĐ là khá, trung bình-khá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi cánh cửa đại học trở nên “thông thoáng”, dễ dàng hơn, thậm chí, không cần khổ công thi cử, chỉ cần xét học bạ ở cấp 3 hoặc lớp 12 (một số môn) từ 5,5 hoặc 6,0 trở lên là bạn đã có thể trúng tuyển vào ĐH, CĐ. Thêm vào đó, do tư tưởng của học sinh, phụ huynh chỉ ĐH, CĐ mới là con đường duy nhất đi đến thành công, con đậu đại học – cha mẹ mới nở mày nở mặt, cho nên cha mẹ quyết tâm bắt con học đại học mà không biết khả năng của con. Chính vì những lẽ đó, các phương tiện truyền thông đại chúng hằng ngày vẫn “la làng” về việc “thừa thầy thiếu thợ”, bùng nổ nguồn nhân lực dẫn đến “người tìm việc” nhiều hơn “việc tìm người”, số sinh viên ĐH, CĐ ra trường không có việc làm đang ngày càng tăng…

Trước thực tế nguồn lao động như thế, thay vì cứ vào đại học cho bằng bạn bè, vì tấm bằng đại học “trình” cho nhà tuyển dụng thì thực tế hơn bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy năng lực làm việc, tay nghề của bạn. Đâu chỉ đại học mới cho bạn một nghề nghiệp ổn định, mới giúp bạn thành công trong tương lai mà còn nhiều cánh cửa thành công khác như học ở trường nghề, trường đời. Bạn có tay nghề vững, có kinh nghiệm làm việc thì vẫn có thể thăng chức trở thành quản lý, điều hành, thành thầy đấy thôi. Học trung cấp đâu phải suốt đời chỉ là thợ!

Hiện nay, cửa vào đại học rộng mở nhưng cửa ra hẹp do sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế.

Học đại học và học nghề: cơ hội cạnh tranh như nhau?!

Điều quan trọng là hãy tự đánh giá bản thân, tự hỏi mình cần gì, muốn gì để chọn cho mình con đường phù hợp.Và điều mà bạn cũng cần “bỏ túi” để lựa chọn cánh cổng vào đời là những lợi thế của từng cấp bậc học. Hãy mạnh dạn chọn trường nghề nếu điều kiện chủ quan và khách quan không cho phép.

Với trường trung cấp, thời gian được rút ngắn, chỉ mất 2 năm, bạn đã có trong tay 2 văn bằng: văn bằng tốt nghiệp Trung cấp chính quy và Giấy chứng nhận hoàn chỉnh văn hóa bậc THPT. Tiền bạc cũng không trở thành gánh nặng khi học trung cấp, người học sẽ được giảm 50% học phí theo quy định chính sách ưu đãi của Nhà nước. Hơn nữa, với tinh thần “học đến đâu thực hành đến đấy”, giảng viên là các nghệ nhân đầu ngành, nổi tiếng, thành công sẽ truyền dạy, giúp bạn vững tay nghề. Trên tất cả, người học ngay khi ra trường hoặc ngay cả khi còn đang học đã có thể có việc làm.

Với trường trung cấp, thời gian được rút ngắn, chỉ mất 2 năm, bạn đã có trong tay 2 văn bằng: văn bằng tốt nghiệp Trung cấp chính quy và Giấy chứng nhận hoàn chỉnh văn hóa bậc THPT

Hiện nay, nhiều lao động Việt Nam chọn hướng ra nước ngoài làm việc qua các công ty xuất khẩu lao động. Nhiều sinh viên đại học ở nước ta do thiếu đi kinh nghiệm cọ xát thực tế khi xuất khẩu lao động vẫn phải đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng ngoài nước. Nói như vậy để bạn thấy là nếu có tay nghề vững, dù bạn học đại học hay học trung cấp thì cơ hội cạnh tranh như nhau. Một điều đáng mừng trong năm 2015 là khi Việt Nam chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, người có bằng trung cấp có thể tự do dịch chuyển đến các nước trong khu vực để tìm kiếm việc làm.