Quy hoạch nhân lực quốc gia cho thấy tới năm 2015, VN cần khoảng 3,5 triệu lao động trình độ đại học trở lên, thực tế cuối năm 2013 đã có hơn 3,7 triệu lao động có trình độ này.
Phương trời Tây xa xôi mới có một tỷ phú, một ông trùm về công nghệ thông tin chưa có bằng đại học mà ngay tại Việt Nam – một đất nước trọng chữ thánh hiền, một đất nước có nhiều tiến sĩ nhất khu vực Đông Nam Á – thì chuyện này cũng không phải là hiếm.
Bầu Đức – chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, là người đầu tiên sở hữu máy bay riêng ở Việt Nam sau 1975, một Lê Phước Vũ đã lập nên tập đoàn Hoa Sen, một Dương Ngọc Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty thủy sản Hùng Vương khiến nhiều người nể phục – đều chưa hề có bằng đại học.
Trên thực tế, hiện nay vấn đề bằng cấp không quyết định tất cả khi trình độ chuyên môn và khả năng làm việc thực tế mới là điều doanh nghiệp yêu cầu. (Ảnh: Như Quỳnh) |
Thế nhưng trong xã hội trọng học hành, bằng cấp, có rất nhiều người luôn cho rằng đại học là con đường thuận lợi nhất và tấm bằng đại học và chiếc vé thông hành giá trị nhất trong cuộc đời này. Từ nhỏ, đa số phụ huynh đã cố nhồi nhét vào đầu con cái: “Phải cố học thật giỏi để sau này trở thành kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo… Con bác A, cô B đậu đại học rồi, con có hiếu thì phải đậu đại học”; chứ có mấy ai dám khuyên con sau này trở thành một đầu bếp tài ba, một nghệ nhân cắm hoa bậc thầy, hay một anh chàng bartender khéo léo…
Mạnh dạn lựa chọn con đường học nghề, nhiều sinh viên ngành Bếp tại trường Việt Giao đã đạt được những thành công ngay từ khi còn học tập tại cuộc thi Tay nghề trẻ TP.HCM 2014. (Ảnh: Như Quỳnh) |
Tâm lý đó vô hình cột chặt những ý tưởng sáng tạo, kìm luôn cả những đam mê, khát vọng tuổi trẻ. 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố tháng 4/2014 và một số lượng lớn cử nhân làm trái chuyên ngành được là vấn nạn đáng lo ngại của toàn xã hội. Hay đáng buồn không kém, chính là một lượng không nhỏ cử nhân hàng ngày phải làm công việc mình không yêu thích, làm việc lờ nhờ cầm chừng để sống qua ngày chỉ vì chọn nhầm nghề.
Hướng dẫn viên du lịch là một trong số những ngành hot tại trường trung cấp nghề, hấp dẫn giới trẻ với mức thu nhập cao. (Ảnh: Như Quỳnh) |
Trong một cuộc trao về đề tài thừa thầy, thiếu thợ tại Viện Goethe Hà Nội, ông Knaup, chuyên gia về đào tạo nghề của Đức cho rằng trước đây người Đức cũng có tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ. Vấn đề này có lỗi của cả hệ thống truyền thông, vì cứ bật tivi lên là tràn ngập ca sĩ, cầu thủ bóng đá, chính trị gia hay nhà khoa học… chứ chẳng mấy khi có hình ảnh của người thợ. Tuy nhiên xu hướng hiện nay ở Đức đang thay đổi, công nhân kỹ thuật ngày càng có thu nhập cao, ngang ngửa thậm chí hơn hẳn nhiều người tốt nghiệp đại học.
Cơ hội nào cho ong thợ?
Quy hoạch nhân lực quốc gia cho thấy tới năm 2015 Việt Nam cần khoảng 3,5 triệu lao động trình độ đại học trở lên, nhưng thực tế cuối năm 2013 đã có hơn 3,7 triệu lao động có trình độ này. Vì thế mới có hiện trạng nhiều thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp phải giấu đi những tấm bằng mà họ phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đạt được, để đi học trung cấp, mong kiếm được việc làm. Đây quả là vấn đề nhức nhối cho bản thân những cử nhân, thạc sĩ và cho cả những người làm công tác giáo dục.
Theo xu hướng toàn cầu, chủ trương phân luồng học sinh sau khi học xong THCS theo nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban chấp hành TƯ khóa XI giúp mang lại lợi ích cho cả cá nhân và toàn xã hội. GS.TSKH Nguyễn Minh Đường nhận định: “Phân luồng nhằm tạo cơ hội cho mỗi học sinh đều có thể lựa chọn cho mình được con đường nghề nghiệp thích hợp với sở trường, năng lực, hoàn cảnh của mình, đồng thời phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước, của từng địa phương”.
Trường Trung cấp nghề Việt Giao là một trong số những trường thực hiện rất thành công chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS với sự tham gia của các chuyên gia, nghệ nhân đầu ngành. (Ảnh: Kim Dung) |
Thạc sĩ Trần Phương – Hiệu trưởng trường trung cấp nghề Việt Giao – nói: “Mong muốn đích thực của phụ huynh là con cái ra trường có việc làm. Phụ huynh cần nhận ra giá trị thật của xã hội, nhận ra đâu là điều tốt đẹp cho con em để lựa chọn. Riêng học sinh cần phải xác định rõ khả năng, khí chất, điểm mạnh và công việc yêu thích để lựa chọn hướng đi thích hợp”.
Hiện nay, ngành quản trị nhà hàng, khách sạn, du lịch đang cần nguồn nhân lực có tay nghề và được đào tạo bản bản. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, trường trung cấp nghề Việt Giao đào tạo các lớp trung cấp nghề chính quy.
Trong khi các cử nhân Đại học vấp phải tình trạng thất nghiệp thì trong Lễ tổng kết đợt 1-2014 của ngành Quản trị khách sạn – trường Trung cấp nghề Việt Giao, tỷ lệ sinh viên có việc làm/nhu cầu sinh viên tìm việc là 100%. (Ảnh: Kim Dung) |